HỎI ĐÁP


Trên trang này, chúng tôi sẽ trả lời các câu hỏi của các bạn đã nêu ra ở phần HỎI. Thông thường những câu trả lời mang tính đại chúng, do đó trước khi đặt câu hỏi các bạn phải tìm hiểu xem là ở đây đã có câu trả lời cho câu hỏi của bạn chưa. Nếu chưa các bạn mới sang phần HỎI.




Câu hỏi SN1. moutainwater | 2011/11/17 lúc 02:08


Thầy ơi ở trang 25 thì nói đến việc dùng các kí tự đặc biệt như %,{,_,$… thì phải có dấu backslash đằng trước. Mà sao có 2 chú ý về việc dùng chữ A, chữ A bình thường mà Thầy!

Thay vì enter 2 lần thì hàng kế tiếp sẽ thụt vô 1 tí rồi mình dùng lệnh \noindent để cho đừng bị thụt vô. vậy thì mình chỉ cần cho 2 dấu backslash cuối hàng trên là xong để khỏi phải dùng lệnh \noindent được phải không thầy?


Trả lời:
  1. Đúng như em nói, Enter hai lần thì khi xuống dòng đoạn văn bản mới sẽ tự động tụt vô một đoạn, muốn không tụt vô ta dùng \noindent hoặc \parindent=0pt nếu muốn áp dụng cho toàn văn bản. Còn dùng dấu \\ ở cuối dòng trên thì dòng tiếp theo sẽ sát lề trái. Em nói đúng.
    Lưu ý: Dùng dấu \\ ở cuối dòng trên nhấn enter hai lần (nghĩa là dòng tiếp theo là dòng trắng) và viết dòng mới tiếp theo nữa thì không cần dùng \noindent để kéo ra. Tuy nhiên hai dòng này cách nhau một dòng trắng trong file PDF.
  2. Ở trang 25 thì nói đến việc dùng các kí tự đặc biệt như
    %,{,_,$… 
    thì phải có dấu backslash đằng trước.

    Chữ A là bình thường, cách tạo ra chữ Ã trong trường hợp không có font chữ Việt mới dùng \~{A} để đặt dấu “ngã” lên ký tự tiếp theo trong trường hợp máy tính không có bộ gõ tiếng Việt. Ví dụ, \~{u} sẽ ra chữ ũ, \~{e} sẽ ra chữ ẽ.

    Áp dụng, em bỏ đi dòng \usepackage[utf8]{vietnam} (nghĩa là không dùng font chữ Việt) rồi gõ câu sau đây sẽ thấy vẫn có tiếng Việt dù không dùng gói tiếng Việt:

    T\^{o}i y\^{e}u c\`a ph\^e

    Ch\d i ng\~{a} em n\^{a}ng

    T\^{o}i th\’\i ch ai c\~{u}ng n\'{o}i th\d{\^a}t

    Nếu ta muốn tạo ký hiệu toán học X^{A} ta phải dùng $X^{A}$. Nếu gõ X\^{A} (không có dấu $$) thì sẽ ra ký tự Â.

    Tóm lại, đừng quan tâm tới hai ghi chú đó.




Câu hỏi SN2. moutainwater | 2011/11/17 lúc 20:32


Thầy ơi ngày đầu tiên em học $\rm \LaTeX$ thì dạy \vspace{..}, lúc về nhà cần thực hành khi muốn tạo khoảng cách giữa các từ trong dòng em nghĩ nếu có \vspace{..} thì chắc có \hspace{..} (như vlookup và hlookup trong excel} và em đã dùng \hspace{..} và thấy đúng. Em đọc sách Thầy, em thấy có \InsertBoxL{..} và \InsertBoxR thì chắc có \InsertBoxC{..}(có left và có right thì phải có center) đúng không Thầy?


Trả lời:
Code của em như sau:

\documentclass[12pt,a4paper]{article}
\usepackage[utf8]{vietnam}
\usepackage{graphicx}
\usepackage{utopia}
\usepackage{amsmath}
\usepackage{amsfonts}
\usepackage{amssymb}
\begin{document}
\textit{\textbf{REMEMBER WHEN…}}
Birthday is a day for us to remember who born us, remember abt 
sweet n bitter on the grow-up way, remember abt happy teardrops 
when we r successful n sadness when i fail…..Today, I feel so happy.
 Everything is ok n lucky!!! I recieved celebrated messages n a 
present that is lovely frog with  big eyes and and seem to be a 
new perfect day. My birthday, I just want to give to my friends, 
my family all my love. Thanks 4 everything.
\InsertBoxR{R}{\includegraphics[scale=1.2, angle=75]{iloveu.gif}}
\end{document}

  1. Nếu bỏ đi dòng ngay trước \end{document} thì biên dịch không có vấn đề gì. $\rm \LaTeX$ sẽ xuất ra văn bản em viết nhân dịp sinh nhật.
  2. Muốn chèn hình vẽ vào văn bản, thời kỳ 2011 ta dùng insbox, thời kỳ 2019 ta dùng wrapfig.

    Ở đây ta trao đổi về \InsertBoxR. Đầu tiên các em phải download insbox.tex tại đây:
    https://drive.google.com/file/d/1nYPm8zDhJ4E6Ww0EJzRP7etZ8k6dCbRj/view?usp=sharing
    Download file này (cũ lắm rồi) đặt tại thư mục chứa file TeX. Các em lưu ý, insbox.tex có trong TeXLive, các em có thể search để tìm.
    Em lưu ý không dùng file gif, nhất là gif động. Chỉ nên dùng file jpg hay png là phổ biến nhất. Giả sử thầy có file iloveu.png đang đặt tại thư mục chứa file TeX. Thầy viết code như sau:
    \InsertBoxR{1}{\includegraphics[scale=.1,angle=75]{iloveu.png}}
    Ra lệnh chèn hình iloveu.png vào bên phải văn bản, hình này sẽ cách dòng dầu tiên của văn bản 1 dòng, chú ý em viết có vài nhầm lẫn nhỏ và đặt cuối văn bản sẽ không đẹp:
    \InsertBoxR{R}{\includegraphics[scale=1.2, angle=75]{iloveu.gif}}


    Code của em thầy biên tập lại:
\documentclass[12pt,a4paper]{article}
\usepackage[utf8]{vietnam}
\usepackage{graphicx}
\usepackage{utopia}
\usepackage{amsmath}
\usepackage{amsfonts}
\usepackage{amssymb}
\begin{document}
\input{insbox} 
\InsertBoxR{1}{\includegraphics[scale=.1,angle=75]{iloveu.png}}
\textit{\textbf{REMEMBER WHEN…}}
Birthday is a day for us to remember who born us, remember abt 
sweet n bitter on the grow-up way, remember abt happy teardrops 
when we r successful n sadness when i fail…..Today, I feel so happy.
 Everything is ok n lucky!!! I recieved celebrated messages n a 
present that is lovely frog with  big eyes and and seem to be a 
new perfect day. My birthday, I just want to give to my friends, 
my family all my love. Thanks 4 everything.
\end{document}


Kết quả pdf như sau:





2011/11/17 lúc 20:59

Đầu tiên thầy Chúc mừng sinh nhật bạn NTNS và sau đó trả lời là không có \InsertBoxC{..}

Đính chính: Đó là câu trả lời năm 2011. Gần đây 2020, thầy xem lại insbox và thấy có \InsertBoxC{..} với cú pháp
\InsertBoxC{\includegraphics[scale=.1,angle=75]{iloveu.png}}
Lúc đó hình đưa vào giữa nhưng hai bên hình không có chữ. Vì vậy thì nó không đặc sắc như \InsertBoxL{..} hay \InsertBoxR{..}

Đối với các bạn 2019 đợi thầy hướng dẫn dùng wrapfig hiện đại hơn.


Câu hỏi SN3. moutainwater | 2011/11/17 lúc 22:31


Mà Thầy ơi!!thầy dạy muốn chèn hình thì phải copy hình để vào chung folder với LaTex nếu không sẽ lạc tùm lum, bước 2 thêm vào hàng trước \begin{document} là \usepackage{graphicx} và muốn thêm hình nào thì ngay trong phần viết văn bản mình dùng lệnh \includegraphics[scale=1.2]{hinh.gif} (nếu muốn xoay hình 1 góc bao nhiêu thì dùng thêm angle và 1 vài lệnh khác như trong sách của Thầy).

Em làm đúng vậy như không view hình ra được Thầy à!!

Với lại muốn hình nằm sau n hàng thì dùng lệnh \InsertBox{n}. như ví dụ trên , em muốn hình nằm sau 3 hàng thì dùng \InsertBox{3}. Em thấy mấy bước làm đúng như không view theo ý mình được nên em hỏi Thầy..hi. Em sai gì mà không ra vậy Thầy?


Trả lời:
Em đừng dùng file gif. Hãy dùng file jpg hoặc png. Có nhiều chương trình chuyển từ gif sang jpg.

Qui trình chèn hình như sau:

  1. Trước dòng chứa \begin{document}, viết \usepackage{graphicx}
  2. Hình cần chèn nên là hình jpg hay png, copy file hình vào thư mục chứa văn bản đang soạn
  3. Vào LaTeX – includegraphics{file} chọn hình cái thư mục (folder), trỏ con trỏ chuột vào file jpg (chú ý phải chọn All file mới liệt kê được hết các file hình), chọn được hình thì bấm open, rồi chọn OK.
  4. Biên dịch, chắc chắn ra ra được hình.

Em chú ý: Muốn dùng insbox em xem lại hướng dẫn trước. Lưu ý, không có \InsertBox{n} chỉ có \InsertBoxR{n} và \InsertBoxL{n}.


Câu hỏi 8. moutainwater | 2011/11/18 lúc 00:01

Em hỏi lần nữa về dấu \\ và enter 2 lần, Thầy đừng la nha Thầy!!!!!!

Enter 2 lần hay dùng dấu \\ khác nhau thầy ak:
  • Enter 2 lần thì hàng sau thụt vô đầu dòng.
  • Còn dùng dấu \\ thì không thụt vô đầu dòng.

Thiệt đó thầy…. lúc mới đánh đề thì đại học 2010 của Thầy. Em cứ dùng dấu\\ thế là hàng sau không thụt vô đầu dòng nên em đã dùng lệnh \hspace{2cm} liên tục để cho nó thụt vô.

khi em phát hiện ra enter 2 lần tác dụng thụt vô thì em đã dùng enter 2 lần cho những câu muốn thụt vô và thấy rất tiện lợi, còn câu nào không muốn thụt vô dùng em dùng dấu \\ ở cuối câu trước.

ví dụ như :
Cho hàm số $y = x^{3} – 2x^{2} + (1-m)x + m $, m là số thực\\
1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số khi m = 1\\
2. Tìm m để đồ thị của hàm số (1)cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt.
Cho hàm số $y = x^{3} – 2x^{2} + (1-m)x + m $, m là số thực\\
1.Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số khi m = 1

2.Tìm m để đồ thị của hàm số (1)cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt.
hai cái trên khác nhau đó Thầy!!!!

Trả lời: Thầy đồng ý nhận xét thú vị của moutainwater (NTNS)

sau đó rất nhiều năm, cụ thể tháng 11/2019 khi sắp chữ bằng $\rm \LaTeX$ quyển sách 300 trang cho BITEX em đã giữ vững lập trường đó và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhưng lưu ý điều đó chỉ đúng khi em không đổi mặc định \parindent.


Câu hỏi 5. moutainwater | 2011/11/15 lúc 22:18

$\int_0^1f(x)dx = \lim_{n\to +\infty}\sum{i=1}^{n}\dfrac{1}{n}f\left(\dfrac{i}{n}\right)$.

$\int_0^1f(x)dx = \lim_{n\to +\infty}\sum{i=1}^{n}
\dfrac{1}{n}f\left(\dfrac{i}{n}\right)$
Em thấy hình như công thức này không sai mà sao view ra nó không đúng Thầy à!!!!


Trả lời: (lúc 22:38 2011/11/15)
  1. Thứ nhất, trong chế độ một đô-la, ký hiệu tích phân sẽ nhỏ và ký hiệu giới hạn chỉ số dưới không nằm ở hai dòng. Để khắc phục cả hai diều này, em thêm câu lệnh \displaystyle vào ngay sau dấu $.
  2. \sum{i=1}^{n}
    em viết thiếu dấu chỉ số dưới, viết đúng là
    \sum_{i=1}^{n}
  3. Thầy sửa lại đoạn code của em như sau:
    $\displaystyle \int_0^1f(x)dx = \lim_{n\to +\infty}
    \sum_{i=1}^{n}
    \dfrac{1}{n}f\left(\dfrac{i}{n}\right)$


    $\displaystyle \int_0^1f(x)dx = \lim_{n\to +\infty}\sum_{i=1}^{n}\dfrac{1}{n}f\left(\dfrac{i}{n}\right)$


HỎI THÊM: moutainwater | 2011/11/16 lúc 00:21
Lúc đầu cũng đánh giống Thầy nhưng chỉ có điều thiếu \displaystyle thôi mà nó không view ra đúng nên em mới sửa lại!!!!!!!! ùa ma \displaystyle có tác dụng làm đẹp hơn trong trình bày thôi mà Thầy mà sao ở đây có tác dụng mạnh vậy Thầy? như trong dấu tích phân
$ \textit{I=}\displaystyle{\int_1^2\dfrac{x^{2}+x-1}{x(x^{2}+1)^{2}}dx }$
$\textit{I=}\displaystyle{\int_1^2\dfrac{x^{2}+x-1}
{x(x^{2}+1)^{2}}dx }$


Trả lời: Công thức toán học có hai chế độ, chế độ inline (cùng dòng với văn bản) và \displaystyle riêng dòng và ra giữa dòng. Khi inline các ký hiệu như phân số, chỉ số dưới/trên, tích phân, \sum v.v... sẽ bị thu nhỏ trên một dòng. Lúc này em muốn nó lớn em phải thêm \displaystyle.

Code của em có một số điều chỉnh như sau:
  1. Không cần đưa chữ I vài italic vì trong chế độ toán học, các ký tự sẽ ở chế độ math italic.
  2. muốn có $x^2$ chỉ cần ghi x^2 không càn ghi x^{2}. Tuy nhiên trên TeXMaker khi ta bấm vào biểu tượng chỉ số trên ở panel bên trái, nó sẽ tự động đóng mở móc nhọn và dấu bullet để nhập phần trên mũ. Mountainwater chắc đã làm như vậy.
Code lại như sau:
$\displaystyle I=\int_1^2\dfrac{x^2+x-1}{x(x^2+1)^2}dx$
vẫn cho $\displaystyle I=\int_1^2\dfrac{x^2+x-1}{x(x^2+1)^2}dx$



Câu hỏi 4. moutainwater | 2011/11/14 lúc 02:32

Thầy ơi cho em hỏi:

  1. Trong Quick tabbing, mình không thể dùng TAB để nhảy được như Quick Tabular, như Quick Array mà mình phải tự click chuột tới vị trí đó rồi bắt đầu gõ chữ phải không thầy?
  2. Giữa 2 câu thơ

    Nhưng chậm thế nào rồi cũng phải xa nhau
    và câu:
    Ngày mai tôi đi tôi biết Paris sẽ buồn

    (trang 32 sách Latex của Thầy), em thấy có 1 khoảng trắng.

    Thầy hướng dẫn làm trong sách là

    Nhưng chậm \>thế nào \>rồi cũng phải xa nhau \\
    \>\>\\
    Ngày mai tôi đi \> tôi biết \> Paris sẽ buồn\\


    Nhưng nếu em dùng \bigskip \\ như sau thì vẫn đươc phải không Thầy?

    Nhưng chậm \>thế nào \>rồi cũng phải xa nhau \\ \bigskip\\
    Ngày mai tôi đi \> tôi biết \> Paris sẽ buồn\\


    Em đã thử làm và thấy khoảng cách giữa 2 dòng trong 2 cách làm vẫn như nhau. Vậy dùng \bigskip sẽ nhanh hơn đúng không thầy?
  3. Thay vì dùng lệnh \noindent để cho không bị thụt vô đầu dòng thì mình dùng dấu \\ ở cuối dòng trên liền trước là được đúng không Thầy?
    Em thấy \\ và “2 lần enter” đều có nghĩa là phải xuống hàng. Nhưng 2 \\ thì khi mình xuống hàng thì nó sẽ được viết ngay đầu dòng. Còn 2 lần enter, nó sẽ tự động thụt vô 1 tí. Vậy thì thay vì dùng lệnh \noindent để ngăn không cho thụt vô thì chỉ cần dùng dấu \\ ở câu trước là xong phải hem Thầy?


Trả lời:
  1. Câu trả lời này cho năm 2020 với TeXMaker 5.0.4 nên sẽ hơi khác năm 2011 một chút. Trong TeXMaker 5.0.4 nếu ta mở Wizard-Quick Tabular hoặc Quick Array chọn sồ dòng và số cột rồi nhấn Enter thì TeXMaker sẽ chèn code vào văn bản. Trong code này có các bullet (viên đạn) để khi bấm phím TAB con trỏ sẽ đến đúng vị trí cần viết nội dung.

    Còn Wizard-Quick Tabbing dùng để chèn vị trí dừng gióng thẳng cột do đó ta sẽ thực hiện chi tiết hơn.
  2. Giả sử ta có một văn bản muốn gióng thẳng cột như sau:

    Đoạn văn bản này có hai dòng và ba cột. Cột thứ nhất sát lề trái, cột thứ hai cách vị trí dừng của cột thứ nhất một đoạn 4cm và cột thứ ba cách vị trí dừng của cột thứ hai một đoạn 3cm.

    Trong TeXMaker ta bấm Quick-Tabbing và chọn như sau:

    Nhấn Enter ta có code

    Theo mặc định tất cả các cột đều bằng nhau và ở đây là 4cm, ta điều chỉnh phù hợp. Lưu ý dấu bullet (viên đạn) ta viết đề lên dấu đầu tiên, bấm phím TAB, con trỏ sẽ nhảy đến vị trí tiếp theo, các bạn nên lưu ý cách sử dụng để lập tabbing thuận tiện. Sau đây là code

    Nếu vì lý do nào đó mà bạn muốn dòng thứ hai cách xa dòng thứ nhất hơn, các bạn thêm lệnh \bigskip \\ như sau:

    Như vậy moutainwater đã thực hiện đúng và nhanh hơn code thầy viết trong sách.
  3. Theo mặc định sau mỗi lần xuống dòng bằng 2 lần Enter, đoạn văn bản mới sẽ tụt vào trong một đoạn. Ta có thể điều chỉnh độ dài mặc định của đoạn này bằng lệnh \parindent=1cm (ví dụ thế) ngay sau \begin{document}.
    Em moutainwater phát hiện rằng nếu xuống dòng bằng \\ đoạn văn bản sẽ sát lề trái không bị chi phối bởi \parindent.

    Nếu vì lý do nào đó mà ta muốn toàn văn bản khi xuống dòng đều sát lề trái thì ta chỉ cần ban hành lệnh \parindent=0cm ngay sau \begin{document}, không cần \noindent hay \\ mà chỉ cần 2 lần Enter. Nhưng tại sao phải xuống dòng bằng 2 lần Enter, đơn giản chỉ vì ta muốn TeX code không quá dày đặc những con chữ.
Thầy hy vọng rằng moutainwater sẽ chấp thuận câu trả lời, các bạn đến sau (gần chục năm) có thể học hỏi các nội dung ở trên.


Câu hỏi 3. moutainwater | 2019/11/12 lúc 01:41

Thầy ơi cho em hỏi,
  1. Nếu trước đây mình đã cài $\rm \LaTeX$ bằng MiKTeX 2.9 trong cái đĩa mà kèm theo sách của thầy ấy mà bây giờ em muốn cài lại cái TEXLIVE2019 mà Thầy chép cho thì phải uninstall những cái đã cài bằng đĩa phải không Thầy? 
  2. TEXLIVE 2019 là bao gồm Texmaker và TeXworks đúng không Thầy? Sau khi cài TEXLIVE 2019 thì em có cần cài VNTex vào không Thầy? Thầy ơi cho em biết cái tên file chính xác để chạy chương trình trong TEXLIVE 2019. 
  3. TEXLIVE 2019 chính xác là bao nhiêu GB vậy Thầy? tại bữa tụi em nhờ anh Thành chép không biết tại USB full hay vì sao mà em kiểm tra thì thấy có 2.25GB ak! Vậy là thiếu phải không Thầy? 
  4. $y = x^{3} - 2x^{2} + (1-m)x + m$ với m là số thực (1).

    số (1) em muốn cho nó ra góc phải ,em đã bôi đen và chọn lệnh ở góc trái màn hình mà không được. Sau đó em dùng lệnh \hspace*{6} trước số 1 cũng không được. Thầy ơi em bị lỗi gì vậy Thầy. 
  5. Em thấy \bigskip or \medskip ...là tạo khoảng trắng giữa hai dòng còn em muốn tạo khoảng trắng giữa hai từ trong 1 câu thì em dùng lệnh \hspace{} đúng không Thầy. Em không biết tại sao mà \hspace{6}và \hspace{2} khi dùng chỉ lệch nhau có tí xíu .

    Kính mong Thầy giải đáp những thắc mắc của em.
Chúc Thầy luôn gặp may mắn và thành công trong công việc.
Em xin chào Thầy.



Trả lời:
Đây là câu hỏi moutainwater đặt ra hôm 2011/11/12 lúc 01:41 với TeXLive2011. Thầy muốn trả lời lại và trả lời cho các bạn đang theo TeXLive2019 nên có điều chỉnh đôi chút cho phù hợp với lịch sử.

Đây là câu hỏi rất hay vì nó thường gặp với những ai mới bắt đầu. Thầy sẽ trả lời tuần tự.
  1. Nếu các em đã dùng MiKTeX 2.9 thầy khuyên nên chuyển sang dùng TeXLive 2019.

    Hằng năm vào khoảng cuối tháng 4 TUG sẽ phát hành bản TeXLive mới nhất.
    Muốn cài TeXLive 2019 các em phải gỡ bỏ hoàn toàn (uninstall) MiKTeX 2.9 để giải phóng đĩa cứng và để tránh xung đột.

    Các em download TeXLive 2019 tại đây:

  2. TEXLIVE 2019 chỉ bao gồm TeXworks. TeXMaker các em phải download riêng tại đây:

    Sau khi cài TEXLIVE 2019 bản full thì không còn phải cài đặt gì thêm kể cả vntex.

    Giải nén file iso ta được thư mục TeXLive2019. Trong thư mục gốc các em bấm đúp vào file install-tl-advanced.bat để chạy chương trình cài đặt. Các em không làm gì, chỉ cần kiên trì chờ khoảng 30 phút nó copy khoảng 3000 file(s) sau đó cấu hình hệ thống.
  3. TEXLIVE 2019 chính xác là 3.3GB. Tháng 4 này TUG phát hành TeXLive2020 dung lượng sẽ lớn hơn. Nếu file iso của các em có dung lượng thấp hơn sẽ không dùng được do quá trình download bị ngắt.

    Riêng TeXLive2011 mà em moutainwater đề cập đến 2.25 GB thầy nghĩ chắc là số chính xác rồi.
  4. Nếu các em muốn $\rm \LaTeX$ tự động đánh số công thức, các em dùng môi trường equation:



    Cực chẳng đã phải đánh số thủ công, các em thực hiện như sau:
    • Bỏ công thức vào chế độ hai $ (công thức toán học giữa dòng), biên dịch để có công thức giữa dòng, dùng thước đo khoảng cách từ lề trái tới ký tự đầu tiên của công thức. thủ công đó! Giả sử khoảng cách này là 6cm.
    • Thay chế độ hai $ thành chế đô một đô-la và code như sau:

      lệnh \hfill là một lò-xo nó đẩy số (1) đến sát lề phải, em dùng \hspace*{6cm} đặt vào đầu công thức để đẩy công thức đến đúng vị trí. Em viết \hspace*{6} là không được vì số 6 không có đơn vị, $\rm \LaTeX$ sẽ không hiểu.
  5. \bigskip or \medskip ...là lệnh tạo khoảng trắng giữa hai dòng. Các em muốn tạo khoảng trắng giữa hai từ trong 1 câu thì em dùng lệnh \quad (3 ký tự), \qquad (6 ký tự). Lệnh \hspace{} tạo khoảng trắng theo chiều ngang, đối ứng với \vspace{} tạo khoảng trắng theo chiều dọc. Em viết \hspace{6} và \hspace{2} không được vì chưa có đơn vị, em nên viết là \hspace*{1em} hay \hspace*{2cm}. Chú ý 1em là chiều rộng của chữ m.



2. Câu hỏi : moutainwater | 2011/11/14 lúc 01:31

Thầy ơi! Trong sách $\rm \LaTeX$ của Thầy có đề cập đến việc “Quay bảng một góc 90 độ” Em làm cả 3 cách sau mà không thấy kết quả quay như ý muốn thầy à:



Trả lời:
Câu hỏi này em đã hỏi rất lâu, tuy nhiên những bạn đến sau có thể cần.

Trước hết chắc chắn em đã khai báo

\usepackage{rotating}

Nhầm lẫn của em ở chỗ em viết lệnh \begin{sidewaystable} đứng sau \begin{tabular} là không tương thích. Em phải viết lệnh này trước \begin{tabular} rồi biên dịch sẽ thành công.




Kết quả sau khi biên dịch như sau:



Cách 2 và cách 3 em cũng có nhầm lẫn tương tự, em bắt đầu bằng
\begin{sidewaystable} mà kết thúc bằng \end{tabular} là sai, hoặc ngược lại.

Kết luận: Em muốn quay bảng em phải khai báo
\usepackage{rotating}
và để bảng trong cặp lệnh





1. Câu hỏi Phúc | 25/12/2015 lúc 11:39

Thầy ơi cho em hỏi là in đậm ký hiệu trường số thực R (hoặc phức C) thì làm thế nào vậy Thầy. Em đã thử hết các lệnh sau mà vẫn không được:

+ \mathbb{\mathbf R}
+ \mbox{\boldmath $\mathbb R$}
+ \bm{\mathbb R}
+ \boldsymbol{\mathbb R}
+ \varmathbb{R}. Lệnh này thì chương trình lại báo lỗi, chắc là phải thêm gói lệnh nào đó. Thầy có thể chỉ giúp em lệnh này nha Thầy!

Em mong Thầy chỉ giúp em. Em chân thành cảm ơn Thầy!


Trả lời:
Câu hỏi này em đã hỏi rất lâu, tuy nhiên những bạn đến sau có thể cần.



Đúng như em nói, ngoài các khai báo thông thường của $\rm \TeX$ em còn khai báo thêm

\usepackage{txfonts}

và viết code như sau:




1. Câu hỏi moutainwater | 2011/11/23 lúc 02:14

Em thử nhiều cách mà không có kq đúng Thầy ak..

\newcommand{\khung{\textwidth=10cm,textheight=7.5cm}}[2]
{\begin{tabular}{|l|}
\hline\rule[-2ex]{0pt}{5.5ex}
\parbox{.75\textwidth}{
Đôi khi tôi rót giọt buồn vào chiếc cốc\\
Và ngồi ngắm vạt mây bay ngang trời\\
Thấy những hồn nhiên hoán dụ\\
Trên đọt cây non ướt đẫm sương\\}
\hline
\end{tabular}}

Xin Thầy giúp em!!!!!!!!


Trả lời:

Trên đọt cây non ướt đẫm sương\\}

Em không để dấu \} như thế này LaTeX sẽ hiểu khác là dấu }

phải đổi thành Trên đọt cây non ướt đẫm sương\\ } (sau \\ có một khoảng trắng)

Định nghĩa một newcommand không có nội dung, chỉ có biến số, [2] chỉ hai biến số:

1. biến số 1 là độ rộng của khung
2. Biến số hai là nội dung trong khung.

Do đó thầy sửa như sau:

\newcommand{\Khung}[2]{
\begin{tabular}{|l|}
\hline\rule[-2ex]{0pt}{5.5ex}
\parbox{#1}{\ \\ #2}\\
\hline
\end{tabular}
}


Muốn sử dụng newcommand này, ta viết:

\Khung{.5\textwidth}{Đôi khi tôi rót giọt buồn vào chiếc cốc\\ Và ngồi ngắm vạt mây bay ngang trời\\ Thấy những hồn nhiên hoán dụ\\ Trên đọt cây non ướt đẫm sương\\ }

Chú ý: dấu \ \\ gồm một khỏang trắng và sau đó xuống dòng để tạo một dòng trắng. Khi biên dịch ta có một cái khung như sau:



Lưu ý các bạn khoá 2020: Đây là cách tự tạo khung những năm 2010. Bây giờ để tạo khung thầy sẽ hướng dẫn gói tcolorboxlongfbox, phong phú và đa dạng hơn rất nhiều so với 10 năm trước.

1. Câu hỏi moutainwater | 2011/11/24 lúc 15:30

Thầy ơi..Em down hunglan.zip về và giải nén rồi rồi nhưng giờ em vẫn đang sử dụng MS Windows. Em nhờ thầy hướng dẫn để em cài được và sử dụng được Hùng Lân Thư pháp ạ.


Trả lời: Phòng khi thất lạc, thầy upload lại hunglan.zip lên đây:

https://drive.google.com/file/d/1KX71wb1vptVgKIbABseg-sbGYjF3UBWH/view?usp=sharing

  1. Khi giải nén file zip hunglan.zip em sẽ có ba thư mục: doc, fonts và tex
  2. Em tìm trên cây thư mục của TeXLive thư mục sau đây:
    .../texlive/2011/texmf-dist
    
    với các bạn khoá 2020 cây thư mục sẽ là .../texlive/2019/texmf-dist
    

    tại đây em sẽ thấy thư mục này chứa rất nhiều thư mục con, trong đó có ba thư mục nói trên. Em chép đè ba thư mục con nói trên vào ba thư mục con tương ứng. Trên MS Windows em nên download và cài đặt một chương trình quản lý file tên là Total Commander, việc chép đè lên sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
    Trong hình thầy cắt bỏ rất nhiều để hình vẽ đậm và hiển thị đủ cho em thấy bên trái là thư mục hunglan đã giải nén và bên phải là cây thư mục

    c:\texlive\2011\texmf-dist


    Với các bạn khoá 2020 sẽ là c:\texlive\2019\texmf-dist



  3. Cập nhật đường dẫn cho TeXLive thấy được thư mục cập nhật này, em mở một command line và gõ
    texhash (Enter)


Như vậy là xong phần cài đặt.

Việc tiếp theo em soạn một file $\rm \TeX$
moutainwater | 2011/11/26 lúc 23:29
Thầy ơi….được rồi…Em cám ơn Thầy nhiều nhiều nghen…!!!!!!!!!!!@.@ >.<

\documentclass[12pt,a4paper]{article}
\usepackage[utf8]{vietnam}
\usepackage{amsmath}
\usepackage{amsfonts}
\usepackage{amssymb}
\begin{document}
\pdfmapfile{+hunglan.map}
\font\brush=HLThuphap4BK8v at 27pt{\brush 
Bởi vì đâu lũ học trò thật hư\\
Không thấu cho nỗi lòng người đứng giảng\\
Lữ khách vô tình – Con đò chạng vạng\\
Người lái đò trên sóng nước mênh mang….}
\end{document}













file gốc của mountainwater chữ "Bởi" tụt vô, thầy đã thêm lệnh parindent=0pt để mỗi lần xuống dòng luôn sát lề trái.

\documentclass[12pt,a4paper]{article}
\usepackage[utf8]{vietnam}
\usepackage{color}
\begin{document}
\parindent=0pt
\pdfmapfile{+hunglan.map}
{\color{blue}
\begin{center}
\textbf{\font\brush=HLVungchac8v at 48pt{\brush Bởi vì đâu….\\}}
\end{center}}

{\color{green}
\font\brush=HLButlatre8v at 17pt{\brush 

Bởi vì đâu bụi phấn cứ bay bay\\
Làm bạc đi mái tóc Thầy Cô giáo\\
Từng hạt phấn đọng trên tà áo\\
Quyện vào hồn và nỗi nhớ học sinh\\}}

{\color{red}
\font\brush=HLDongian8v at 17pt{\brush
Bởi vì đâu những vì sao trên kia\\
Cứ lặng thinh nơi chân trời xa ấy\\
Không đến làm bạn cùng trang giấy\\
Để giúp Thây vơi bớt nỗi ưu tư\\}}

{\color{yellow}
\font\brush=HLBrush1BK8v at 17pt{\brush
Bởi vì đâu lũ học trò thật hư\\
Không thấu cho nỗi lòng người đứng giảng\\
Lữ khách vô tình -Con đò chạng vạng\\
Người lái đò trên sóng nước mênh mang\\}}

{\color{magenta}
\font\brush=HLNetco1BK8v at 17pt{\brush
Bởi vì sao cánh phượng cứ mãi rơi\\
Đề một ngày Thầy trò xa mãi mãi…\\
Để giây phút ngày mai còn gặp lại\\
Lũ ve buồn kêu mãi tiếng tri ân…\\}}
\end{document}




Sau đây là câu Thư Pháp sinh viên Khoa Toán-Tin tặng Khoa nhân dịp 20/11/2009.



1. Câu hỏi moutainwater | 2011/11/28 lúc 01:52

Thầy ơi cho em hỏi trên lớp thầy giảng đoạn code sau ai cũng làm sai:


\ \hfill\hspace*{-3cm}
\parbox{.9\textwidth}{\begin{align} \nonumber
y&=f(x)=\sqrt{x^2-2x+1}-\sqrt{x^2-x-1}\\ \nonumber
&=\dfrac{(x^2-2x+1)-(x^2-x-1)}{(\sqrt{x^2-2x+1})+
(\sqrt{x^2-x+1})}\\ \nonumber &=\dfrac{-x+2}{(\sqrt{x^2-2x+1})+(\sqrt{x^2-x+1})} \end{align}} \newcommand{\khung}[2]{\left\{\begin{tabular}{|c|} \hline \parbox{#1}{#2} \end{tabbular} \right. \hline \end{tabular} }
Chừng nào Thầy rãnh Thầy chỉ lại cho em phần này nha…về \hfill( như lò xo), \hline(đường kẻ ngang). nãy giờ em làm không được.. Thầy nói dùng parbox để kéo công thức Toán học về phía mình muốn, ví dụ như mặc định của \begin{align} là nằm bên phải, vậy dùng parbox để kéo về bên trái, nhưng sao em thấy nó vẫn nằm bên phải.. còn \hfill để làm gì vậy Thầy? còn \hline? để làm gì vậy Thầy?


Trả lời:

Trước hết thầy nói về môi trường align dùng để gióng thẳng công thức toán học, em muốn gióng thẳng ở chỗ nào thì em ký hiệu & tại chỗ đó.
code:

Tuỳ chọn \nonumber dùng để không đánh số công thức.
\begin{align} \nonumber y&=f(x)=\sqrt{x^2-2x+1}-\sqrt{x^2-x-1}\\ \nonumber &=\dfrac{(x^2-2x+1)-(x^2-x-1)}{(\sqrt{x^2-2x+1})+ (\sqrt{x^2-x+1})}\\ \nonumber &=\dfrac{-x+2}{(\sqrt{x^2-2x+1})+(\sqrt{x^2-x+1})} \end{align}

Kết quả:
$\begin{align} \nonumber y&=f(x)=\sqrt{x^2-2x+1}-\sqrt{x^2-x-1}\\ \nonumber &=\dfrac{(x^2-2x+1)-(x^2-x-1)}{(\sqrt{x^2-2x+1})+ (\sqrt{x^2-x+1})}\\ \nonumber &=\dfrac{-x+2}{(\sqrt{x^2-2x+1})+(\sqrt{x^2-x+1})} \end{align}$


Chú ý: Môi trường align này không có dấu đô-la. Trên blogspot thì em thấy nó sát lề trái nhưng trên $\rm \LaTeX$ nó \displaystyle (ở giữa dòng). Bây giờ vì lý do nào đó em muốn kéo các dòng công thức này sang bên trái 3m chẳng hạn (nhớ là nó đang giữa dòng).

Việc đầu tiên là em bỏ nó vào một cái hộp vô hình có chiều rộng là $0.9 \times$ \textwidth, ở đây \textwidth được tính bằng \paperwidth-left-right. Ví dụ: 21cm -2,5cm-25cm=16cm. Vậy 0.9\textwidth=14,4cm. nếu không em chấp nhận là 14cm cũng được.


\parbox{.9\textwidth}{
\begin{align} \nonumber
y&=f(x)=\sqrt{x^2-2x+1}-\sqrt{x^2-x-1}\\ \nonumber
&=\dfrac{(x^2-2x+1)-(x^2-x-1)}{(\sqrt{x^2-2x+1})+
(\sqrt{x^2-x+1})}\\ \nonumber &=\dfrac{-x+2}{(\sqrt{x^2-2x+1})+(\sqrt{x^2-x+1})} \end{align} }


Bây giờ em dùng \hspace*{-3cm} để kéo hộp sang trên trái, nếu muốn.


\hspace*{-3cm}\parbox{.9\textwidth}{
\begin{align} \nonumber
y&=f(x)=\sqrt{x^2-2x+1}-\sqrt{x^2-x-1}\\ \nonumber
&=\dfrac{(x^2-2x+1)-(x^2-x-1)}{(\sqrt{x^2-2x+1})+
(\sqrt{x^2-x+1})}\\ \nonumber &=\dfrac{-x+2}{(\sqrt{x^2-2x+1})+(\sqrt{x^2-x+1})} \end{align} }


Một ví dụ về parbox là dùng để định nghĩa một macro tên là "khung" hai tham số, tham số thứu nhất là độ rộng của khung, tham số thứ hai là nội dung đem bỏ vào trong khung và cuối cùng chạy macrto này ta được một khung (hữu hình) chứa nội dung bên trong.


\hline dùng để vẽ một đường thẳng nằm ngang. Sau này có dịp thay nói nói kỹ hơn về đường thẳng này.

\hfill là một lò xo, nó sẽ đẩy phần bên phải của nó đến sát lề phải.

$\sqrt{x^2-4x+3}=1\hfill (1)$
Kết quả:

Chú ý số (1) nằm ở bên phải của công thức


1. Câu hỏi Đinh Anh Thi | 2012/04/09 lúc 15:10

Thầy ơi cho em hỏi, mặc định font zize trong LaTeX không có cỡ 13, em đang viết luận văn nên cần chỉnh về 13 để viết. Em đã tìm hiểu và dùng cách sau:

1. Chỉnh font mặc định về 10pt: \documentclass[10pt,a4paper]{report}
2. Dùng gói: \usepackage{scalefnt} (đặt trước \begin{document})
3. Dùng câu lệnh: \scalefont{1.3} (đặt ngay sau lệnh \begin{document})

Nhưng cách này không có tác dụng với các text nằm trong các khối lệnh như \session, \subsession,… ; mấy kí hiệu về toán cũng như các \caption của table hay figure đều không có size chữ này mà là size chữ mặc định (10pt).

Vậy có cách nào khác không thầy?

Em cảm ơn thầy.


Trả lời:
Trước hết em download more-extsizes của Thái Phú Khánh Hoà. Chú ý extsizes của TUG không có 13pt.

more-extsizes



Giải nén các em sẽ có một thư mục

Chạy thử file test.tex sẽ có kết quả như ý.

Muốn dùng more-extsizes các em copy tất cả các file trong thư mục này vào thư mục các em đang làm việc và chú ý khai báo.

\documentclass[13pt,a4paper]{extarticle}  
\usepackage[utf8]{vietnam}  
\usepackage{times} 
\usepackage{type1cm}  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét